Lấy cao răng có tốt không, có an toàn không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ Paris, em đang có thắc mắc liệu lấy cao răng có tốt không ạ? Theo những thông tin tìm hiểu thì em biết nên lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần, nhưng cách đây khoảng 2 năm sau khi lấy cao răng ở gần nhà em cảm thấy nhức và ê buốt răng nên không làm nữa. Gần đây răng em lại khá nhiều cao gây viêm nướu nên mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ. Em cảm ơn! (Bảo Lâm – TP.Vinh)

Bình luận

Chào bạn Bảo Lâm! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Lấy cao răng có tốt không?” của bạn, hỏi đáp răng sứ xin được giải đáp cụ thể như sau:
1. Tác hại khôn lường của cao răng bạn cần biết
Khi việc chăm sóc răng miệng không được tốt thì những hỗn hợp tích tụ trong mảng cao răng đặc biệt nguy hiểm cho răng và các tổ chức quanh răng. Độc tố của vi khuẩn trong cao răng có thể gây ra phản ứng viêm cho răng tại vị trí bám.
Những phản ứng này nguy hiểm đến mức có thể làm tiêu xương ổ răng, khiến lợi mất chỗ bám. Vì thế về lâu dài chân răng càng lộ rõ khiến răng cảm giác bị dài ra và lợi tụt xuống. Tất cả những dấu hiệu này đều dẫn đến một nguy cơ là răng yếu đi dần dần dẫn đến hỏng không phục hồi được.
Cao răng bám lâu ngày không được làm sạch là môi trường để vi khuẩn sinh sôi và hoạt động mạnh trong khoang miệng tạo ra mùi hôi khó chịu. Chưa kể đến màu sắc của cao răng có thể làm răng trở nên mất thẩm mỹ. Chúng còn là nguyên nhân chính dẫn đế các bệnh viêm nướu, viêm quanh răng, sâu răng,…
2. Lấy cao răng có tốt không, có an toàn không?
Bởi những tác hại này mà có thể khẳng định lấy cao răng tốt cho sức khỏe răng miệng. Bạn có thể yên tâm với thắc mắc lấy cao răng tốt hay không rồi nhé.
Nếu lấy cao răng có tốt không vẫn còn là thắc mắc của bạn, sau đây sẽ là những tác dụng mà lấy cao răng đem lại để bạn hết băn khoăn:
♦ Trả lại hàm răng trắng sáng
Cao răng có màu vàng xỉn hoặc màu đen, khi cao bám vào răng gây mất thẩm mỹ thì việc lấy sạch cao răng sẽ trả lại hàm răng trắng sáng vốn có cho bạn, giúp nụ cười của bạn được trọn vẹn.
♦ Ngăn ngừa một số bệnh răng miệng
Lấy cao răng có tốt không khi mà cao răng là nguyên nhân chính gây viêm nướu, viêm nha chu, làm răng lung lay, tụt nướu? Một khi cao răng được loại bỏ đồng nghĩa vi khuẩn không còn nơi để trú ẩn giúp bệnh lý thuyên giảm, không còn triệu chứng đau nhức răng, sưng lợi hay chảy máu chân răng nữa.
♦ Giảm thiểu tình trạng hôi miệng
Vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng sẽ gây cho hơi thở có mùi hôi, cao răng được lấy sạch, loại bỏ vi khuẩn vì thế giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
3. Lấy cao răng siêu âm làm sạch sâu, không gây đau nhức
Lấy cao răng có tốt không? Về cơ bản thao tác lấy cao răng không ảnh hưởng gì đến răng, nếu bạn có cảm giác bị ê buốt thì nghĩa là bác sĩ lấy cao răng sai kỹ thuật, điều này có thể gây chảy máu, đau nhức trong quá trình thực hiện và ê buốt răng về sau này.
Tuy nhiên nếu thực hiện tại hỏi đáp răng sứ thì bạn không phải lo nghĩ gì. Bởi các bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm sẽ là người trực tiếp hỗ trợ điều trị cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái dưới đôi bàn tay của các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nha khoa của hỏi đáp răng sứ và chẳng cần lo lắng lấy cao răng có tốt không nữa.
Thêm vào đó là phương pháp lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0 còn có thể đánh bay mảng bám cứng đầu một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng với những ưu điểm đáng kể sau:
+ Làm sạch sâu cao răng trên bề mặt và cả ở dưới nướu mà không cần tách nướu.
+ An toàn chính xác không gây đau nhức, chảy máu.
+ Hỗ trợ kéo dài thời gian tái bám của cao răng.
Lấy cao răng thường xuyên trong khoảng từ 3 – 6 tháng là bình thường. Sau 6 tháng là quá thời gian cho phép, nhưng nếu sau 6 tháng mà vẫn chưa có cao răng thì không thiết phải thực hiện lấy cao răng.
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà nha sỹ có thể chỉ định lấy cao răng khi nào. Việc lấy cao răng quá thường xuyên cũng không có lợi cho sức khỏe răng miệng và có thể xâm lấn đến nướu. Tốt hơn là khoảng 3 tháng, bạn nên đi kiểm tra răng miệng để tiến hành làm sạch cao răng cũng như phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét